Nghệ thuật săn vé máy bay giá rẻ đi Âu Mỹ

Phần lớn trong số chúng ta đều đã từng xới tung Google và website của các hãng để săn được tấm vé máy bay giá rẻ. Và sau 1-2 tuần vật lộn, chúng ta sẽ nhận ra đằng sau một tấm “cheap flight ticket” là cả một môn khoa học nghệ thuật.

Mọi người thường hỏi mình làm thế nào để có thể “săn” vé giá rẻ nên mình quyết định viết một bài chi tiết dựa vào những hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân về môn “nghệ thuật” chưa được công nhận này nhé. ^^

Bắt đầu thôi!

Các yếu tố ảnh hưởng đến Giá vé máy bay

Để hiểu kĩ hơn về việc đặt giá, bạn nên tìm hiểu một vài yếu tố chính tác động lên nó và cụ thể hơn là điều gì đã khiến vé máy bay khi lên khi xuống.

Các yếu tố chính đó là:

  • Giá xăng dầu (chiếm đến 40% tổng chi phí của hãng)
  • Cạnh tranh/ Mức độ đa dạng giữa các hãng
  • Nhu cầu
  • Thuế và Phí
  • Ở mức giá mà các hãng hàng không tin rằng sẽ tối đa hóa lợi nhuận

Tất cả những yếu tố này kết hợp với nhau chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến giá của vé máy bay, và dưới góc nhìn kinh tế, các hãng sẽ làm mọi cách dù là tăng giá hay giảm giá vé, miễn là tối đa hóa lợi nhuận. Và bạn có thể tận dụng nó để thành lợi thế của mình.

Để nói rõ hơn mình sẽ lấy một ví dụ nhé: Nếu giá dầu giảm, khả năng là một hãng hàng không A cạnh tranh sẽ cân nhắc giảm chi phí của chuyến đi từ Stockholm đến  Berlin. Hãng hàng không thứ hai cùng phân khúc khả năng cao sẽ giảm giá theo để cạnh tranh.

Ví dụ khác: Nếu hãng hàng không cung cấp một chuyến bay từ Barcelona và chỉ 10% chỗ ngồi được book 15 ngày trước ngày khởi hành. Giá vé 90% sẽ giảm để hãng có thể làm full chỗ ghế ngồi để tối đa hóa lợi nhuận. Và trong một diễn biến khác, nếu 90% ghế đã được đặt 15 ngày trước ngày khởi hành, thì chắc chắn giá sẽ tăng.

Một hãng hàng không thông thường sẽ đặt 10-15 mức giá vé khác nhau, linh hoạt để có thể lấp đầy ghế trống và tối đa doanh thu của họ.

Nếu chia khách hàng mua nhiều vé máy bay nhất thì sẽ có hai kiểu: Đi du lịch và Đi công tác, phần nhỏ còn lại là đi với mục đích khác. Kiểu thứ nhất cùng với những khách hàng đi với mục đích khẩn cấp là đối tượng “sẽ trả bằng mọi giá” trong khi kiểu thứ hai là kiểu chắc chắn sẽ đi nhưng sẽ chỉ mua khi tìm được vé bán với giá tốt. Nắm bắt được tâm lý này nên cá hãng sẽ cân bằng hai kiểu hành khách trên để tăng lợi nhuận.

Kinh nghiệm xác định thời điểm săn vé đi Âu – Mỹ giá rẻ

Hãy phớt lờ những giai thoại đi

Nếu những ai đã từng như mình, đã từng cảm thấy mình đã cày nát google để săn được “bí kíp” tìm vé máy bay giá rẻ, chắc hẳn sẽ con nhớ mãi những giai thoại mà từ người Việt Nam đến người nước ngoài đều truyền tai nhau, điển hình như:

Vé máy bay có giá tốt nhất sẽ khởi hành vào thứ Ba, thứ Năm hay đặt vé bằng chế độ ẩn danh sẽ kiếm được vé rẻ hơn…

Mình không chắc nó có hiệu quả thật hay không nhưng mình nghĩ cần có nhiều thông tin hơn thế hoặc ít ra là nó chưa có hiệu quả với mình. ^^

Hãy linh hoạt trong việc chọn mua vé

Bởi vì có đến 10-15 mức giá vé khác nhau và chúng sẽ liên tục thay đổi, thế nên cách tốt nhất đó là hãy linh hoạt với ngày giờ, không cần phải nóng vội. Bạn càng linh hoạt bao nhiêu thì sẽ càng có nhiều cơ hội để săn được món hời này hơn. Nhiều ban có thể đã từng chứng kiến những trường hợp chỉ cách nhau có một ngày thôi mà giá vé đã cách nhau đếu hàng trăm USD. Thế nên chỉ một sự khác biệt nhỏ giữa ngày này với ngày kia cũng có thể làm nên sự khác biệt rất lớn.

Các bạn cũng nên nhớ check lại ngày nghỉ ngân hàng, ngày lễ kỉ niệm hay mùa cao điểm hay thấp điểm từ các bạn đi trước để tránh bay những ngày đấy ra nhé.

Đặt vé quá sớm hay quá muộn đều không khôn ngoan

Mình nhớ có đọc ở đâu đó câu này: “ Điều tồi tệ nhất bạn có thẻ làm là để mua vé quá muộn nhưng điều tồi tệ thứ hai chính là việc mua vé quá sớm”.

Theo mình tham khảo được thì hầu hết vé máy bay đều được bán gần hết trong vòng 30 ngày trước khi khởi hành, vì vậy nếu như bạn đặt trễ quá, đặc biệt lại trong tình huống khẩn cấp thì buộc phải chấp nhận mức giá họ đưa ra.

Về việc đặt quá sớm cũng không phải cách hay bởi vì các hãng hàng khoongchir thức sự bắt đầu giải quyết các chuyến bay nội địa của mình trong khoảng 3 tháng trước khi cất cánh, trong khoảng thời gian này, họ mới bắt đầu “tung chiêu” – ra những chiếc vé có giá tốt.

Theo Jeff Klee, CEO của CheapAir: “Thời điểm giá vé thấp nhất là khoảng 47 ngày trước chuyến bay”. Hãng này đưa ra ví dụ khi theo dõi số lần thay đổi giá vé của một chuyến bay từ Los Angeles đến New York. Khoảng 320 ngày trước chuyến bay, giá vé là 357 USD. Nhưng giá đã giảm xuống còn 318 USD trong khoảng 3 tháng trước chuyến bay. Nhìn chung, giá đã thay đổi 107 lần, thấp nhất là 290 USD và cao nhất là 597 USD.

Lên kế hoạch đi châu Âu – Mỹ từ sớm

Thay vì nôn nóng săn vé sớm quá thì việc lên kế hoạch lại cần nhiều thời gian hơn bạn tưởng. Càng lên kế hoạch sớm thì bạn càng có lợi. Ước tính thời gian bay, bay bao lâu thì đến nơi sau đó xếp lịch đi chơi, nghỉ ngơi trong ngày như thế nào, cũng như thuê xe thời điểm nào thì phù hợp, thì tiết kiệm chi phí.

Trong trường hợp người anh đi road trip châu Âu vào tháng 6 kia cũng tương tự. Anh ấy thay sẽ thuê xe tự lái để du lịch vòng quanh châu Âu, nhưng thay vì bay đến Pháp đầu tiên thì anh ấy sẽ chọn bay đến Đức đầu tiên. Lý do là giá thuê xe ở Đức sẽ rẻ hơn Pháp (có khi bằng ½), đồng thời có nhiều xe hơn.

Đấy, bạn thấy không, lên kế hoạch trước khi đi vô cùng quan trọng.

Không nhất thiết phải bay thẳng

Theo như quan sát được thì mình thấy các chuyến bay giá rẻ thường sẽ có transit (quá cảnh) và thời gian quá cảnh ở nước đó khá lâu. Ví dụ như lúc trước có người anh mình quen book vé đợt road trip châu Âu tháng 6 này, từ Paris về Hà Nội, hãng AirChina, transit 13 tiếng ở Bắc Kinh, có giá 14 triệu (khá lâu nhỉ ^^’) – Trong khi đó vé máy bay thẳng của VietnamAirlines là 24 triệu.

Quan sát những sân bay gần điểm đến

Sân bay càng lớn thì tương đồng với việc chi phí mà các hãng hàng không phải chịu càng cao, dẫn đến việc vé máy bay của các hãng đó cũng rất cao.

Do đó, một ý kiến hợp lý khác đó là check xung quanh xem có sân bay nào nhỏ gần đó hay không. Mẹo này đặc biệt hữu ích đối với những chuyến ở châu Âu – nơi mà có rất nhiều sân bay nhỏ và các hãng bay giá rẻ hay hoạt động.

Hãng hàng không Ryanair là một trường hợp điển hình. Hãng này thường không bay đến các sân bay chính mà thay vào đó sẽ hạ cánh ở những sân bay nhỏ hơn như Gatwick hay Stansted ở London thay vì Heathrow, và tất nhiên khoảng giá cũng cách nhau đáng kể.

Ví dụ khác là ở Stockholm, Ryanair sẽ không bay đến Arlanda mà sẽ bay đến sân bay Skavsta. Trong trường hợp này thì hành trình sẽ lâu hơn 30 phút, tuy nhiên vé sẽ rẻ đi rất nhiều.

Không phải công cụ tìm kiếm (Search Engine) đều cung cấp giá vé tương tự nhau.

Nếu bạn đã từng so sánh vé của các chuyến bay trước đây, bạn sẽ để ý rằng có những trường hợp sự cách biệt có thể lên tới hàng trăm Euro giữa các websites. Tất nhiên là không phải lúc nào cũng cách biệt quá nhiều nhưng bạn nên tập thói quen so sánh giá ở các website khác nhau nếu muốn kiếm được vé rẻ nhất.

Website mình thường lui tới là Skyscanner, gần như là cứ có ý định săn vé rẻ là mình sẽ bắt đầu từ nó trước.

Bạn có thể theo dõi bài viết sau, mình có nói một chút về kinh nghiệm săn vé qua châu Âu hồi đi road trip châu Âu tháng 4 năm 2018.

Happyroad mong rằng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin thật sự hữu ích cho chuyến đi road trip châu Âu, châu Mỹ sắp tới của mình. Cũng đừng quên theo dõi và ủng hộ bọn mình qua fanpage và website để cập nhất những thông tin mới nhất về road trip nhé!

Bài viết thuộc bản quyền của Happyroad.vn. Bên khác vui lòng không copy khi chưa được sự cho phép.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*