Bài viết này Happyroad sẽ giải đáp một số câu hỏi xoay quanh đến chiếc Visa Schengen quyền lực và cách chinh phục nó trong thời gian tới nhé!
Visa Schengen có phải là Visa Châu Âu?
Nhiều bạn vẫn hay nhầm lẫn Visa Shengen là Visa Châu Âu do đọc từ nhiều Website dùng từ không chính xác.
Schengen là một hiệp ước về việc tự do đi lại giữa một số nước Châu Âu ký kết với nhau từ năm 1990. Các nước thuộc khối Schengen bao gồm: Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Lettonia, Lituanie, Malta, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng Hòa Séc, Slovakia, Slovénia, Thụy Điển, Thụy Sĩ. Như vậy đến hiện tại là có 25 nước trong khối Schengen nhưng trong đó bao gồm Iceland, Na Uy và Thụy Sĩ nhưng lại không bao gồm Síp, Bulgaria, Ireland, Romania và Vương quốc Anh.
Đó là lý do tại sao Visa Schengen không phải là visa Châu Âu cũng như có Visa Schengen không giúp bạn đi đến tất cả các nước thuộc châu Âu.
Bạn có thể đọc kỹ hơn tại trang Web của Đại sứ quán Pháp: Thông tin chung về thị thực Schengen
Chọn quốc gia để xin Visa Schengen?
Nếu bạn chỉ đến 1 nước tại châu Âu thì sẽ không cần phải lưu ý, nhưng nếu bạn có dự định đến nhiều nước tại đây thì cần lưu ý một số điều sau:
- Nộp hồ sơ xin thị thực Schengen ngắn hạn tại cơ quan lãnh sự là “điểm đến chính” của chuyến đi – là quốc gia bạn ở lại lâu nhất trong chuyến đi HOẶC nếu thời gian ở mỗi quốc gia giống nhau, sẽ là quốc gia mà bạn nhập cảnh đầu tiên.(không tính quốc gia mà bạn quá cảnh)
Như vậy, có thể hiểu là:
- VD bạn xin visa Schengen vào Tây Ban Nha nhưng trong lịch trình không có Tây Ban Nha là không được.
- VD bạn xin visa Schengen vào Pháp nhưng số ngày quá ít cũng không được chấp nhận.
- Nếu bạn lưu lại tại Đức 20/30 ngày thì có thể xin visa Schengen vào Đức mặc dù quốc gia đến đầu tiên là Pháp.
Xin Visa Schengen nước nào dễ nhất?
Mình sẽ cung cấp cho các bạn 2 bảng: 1 bảng là danh sách 10 nước có tỷ lệ pass visa Schengen cao nhất và 10 nước có số đơn xin Visa Schengen nộp vào nhiều nhất.
10 nước “Pass Visa nhanh hơn đặt Pizza” năm 2018
Nguồn: statistics.schengenvisainfo.com
10 nước đơn xin Visa ngắn ngày nộp vào nhiều nhất năm 2018
Nguồn: statistics.schengenvisainfo.com
Người viết tổng hợp
Dựa vào bảng 2, có thể thấy, Pháp vẫn tiếp tục là quốc gia dẫn dầu trong số các quốc gia mọi người chọn làm “điểm đến chính” để xin Visa, kế tiếp là xin Visa Schengen vào Đức và Visa Schengen vào Ý. Con số này có thể thay đổi cho đến giữa năm nay là 2019, tuy nhiên mình nghĩ thứ tự cũng không có gì biến đổi quá nhiều đâu ^^
Theo mình, nếu bạn đang có dự định đi road trip châu Âu/ du lịch châu Âu tự túc thì nên xin Visa tại ĐSQ Pháp, Hy Lạp hoặc Ý, vì thủ tục đơn giản và quy trình nhanh gọn. Một số nước khá khó xin Visa Schengen theo quan sát của mình là Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Thụy Điển …(tất nhiên còn phụ thuộc vào độ mạnh của hồ sơ nữa, vẫn có người pass, nhưng ít lắm ạ).
Còn bảng 1 thì chắc mọi người cũng như mình, nghe thấy Iceland, Hy Lạp với CH Séc là quen thôi nhỉ, thứ tự 3 nước dễ nhất là Iceland, Phần Lan và Lithuania.
Nộp hồ sơ xin Visa Schengen trước mấy tháng?
Theo mình, thời gian lý tưởng nhất để bạn Apply hồ sơ xin Visa Schengen là 3 tháng trước khoảng thời gian dự tính đi, không chỉ là về xin Visa mà còn bao gồm lên lịch trình đi lại, săn vé máy bay giá rẻ và book phòng khách sạn (trong trường hợp bạn du lịch tự túc/ du lịch road trip). Lý do như sau:
Các tháng du lịch cao điểm tại châu Âu nói chung là từ tháng 4 đến tháng 8 (tháng 4-5 là mùa hoa xuân bên này, lượng khách du lịch đổ về lớn, cùng với tháng 5, 6, 7 là mùa hè, số lượng gia đình chọn châu Âu làm điểm đến cho kì nghỉ cũng tăng vọt. Điều này dẫn đến kết quả là số lượng hồ sơ xin Visa cũng tăng theo, việc xử lý hồ sơ sẽ diễn ra chậm hơn so với các khoảng thời gian khác. Thêm vào đó là việc tiếp nhận hồ sơ và xử lý Visa Schengen là có giới hạn, có thể khiến lịch hẹn nộp hồ sơ khá xa so với ngày đăng ký. (có thể từ 1-2 tháng)
Happyroad cũng tư vấn visa cho một gia đình đi road trip châu Âu trong cuối tháng 6, đầu tháng 7 tới, dù đã có ý thức nộp trước hơn 2 tháng nhưng thời gian xét duyệt lại kéo dài tới hơn 1 tháng khiến ai cũng sốt ruột theo. Lúc đấy mới đọc lại thông tin từ Website chính mới thấy Note to đùng “ thời gian trung bình cho quy trình xét duyệt hồ sơ xin thị thực là 15 ngày, và tùy thuộc vào tính chất hồ sơ xin thị thực (đối với hồ sơ xin thị thực dài hạn cần thời gian xét duyệt lên đến hai tháng)” . May mắn là cả nhóm cuối cùng cũng có Visa trên tay.
Chuẩn bị hồ sơ xin Visa Schengen như thế nào?
Bài viết hướng dẫn chi tiết kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ xin Visa Schengen, các bạn có thể đọc tại đây nhé, còn bài viết này là phần mở rộng để trả lời những câu hỏi hay gặp của mọi người.
Kinh nghiệm hoàn thiện hồ sơ xin Visa Schengen 2019
TÓM TẮT CÁC GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ
Yêu cầu tiên quyết:
- Thông tin trung thực, mục đích rõ ràng, không có yếu tố thiếu minh bạch trong hồ sơ
- Đảm bảo được điều kiện tài chính để có thể sinh sống và chi trả trong suốt quãng thời gian lưu trú tại khối Schengen.
- Chứng minh được khả năng không gây tổn hại đến đất nước của họ và đảm bảo 100% quay trở về nước sau khi kết thúc thời hạn.
Các loại giấy tờ cần chuẩn bị trong hồ sơ và yêu cầu cụ thể
1. Giấy tờ thông tin cá nhân
- Đơn xin visa du lịch Pháp: Bạn Download từ trang chủ của LSQ Pháp tại Việt Nam và điền bằng tiếng Anh, có chữ ký ở trang 3 và trang 4.
- Sổ hộ khẩu: Dịch thuật và công chứng tiếng Anh
- Ảnh thẻ (3.5×4.5): Nền trắng
- Hộ chiếu (bản gốc và bản photo)
- Với bản gốc: Còn thời hạn ít nhất 3 tháng sau khi hết hạn Visa
- Với bản sao: Photo toàn bộ các trang có thông tin (không cần công chứng)
2. Giấy tờ chứng minh tài chính
Chú ý: Đối với các giấy tờ chứng minh tài chính khi xin visa Schengen, Yêu cầu sẽ là Bản gốc song ngữ và càng có nhiều sẽ càng có lợi vì bạn thể hiện được khả năng tài chính vững vàng.
- Xác nhận sổ tiết kiệm (Nếu theo gia đình thì chỉ cần sổ tiết kiệm của chồng): Cần có một sổ tiết kiệm tầm 150-200 triệu và được gửi từ ba tháng trở lên.
- Bản sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng gần nhất (cần xác nhận của ngân hàng hoặc bạn có thể in các mail báo nợ hàng tháng)
- Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng cá nhân
- Xác nhận hạn mức thẻ tín dụng
- Chú ý: Nếu sở hữu bất động sản, ô tô hoặc các tài sản giá trị khác thì nộp các giấy tờ chứng minh: Yêu cầu: Bản dịch công chứng.
3. Giấy tờ chứng minh công việc
- Bảng lương ba tháng gần nhất: Bản gốc song ngữ
- Quyết định bổ nhiệm: Bản dịch công chứng
- Giấy xin nghỉ phép song ngữ trong thời gian đi du lịch: (Bản gốc song ngữ) Để xin được visa Schengen nếu bạn là người đi làm, bắt buộc phải có đơn xin nghỉ phép được chấp nhận của công ty đang làm việc.
4. Giấy tờ khác liên quan đến chuyến đi
- Chứng nhận bảo hiểm du lịch
- Bản in vé máy bay điện tử
- Xác nhận đặt phòng
- Lịch trình tổng quát và lịch trình chi tiết
- Thư trình bày – mục đích
- Đối với các bạn du lịch theo cả gia đình thì cần thêm:
- Giấy chứng nhận kết hôn
- Giấy khai sinh của con
- Hồ sơ đăng kí kinh doanh của công ty
- Các tờ kê khai thuế của công ty
- Chứng minh được khả năng không gây tổn hại đến đất nước của họ và đảm bảo 100% quay trở về nước sau khi kết thúc thời hạn.
Nộp hồ sơ xin Visa Schengen ở đâu?
Đối với Pháp, Thụy Sỹ, Estonia thì nộp hồ sơ tại tại trung tâm TLS: https://fr.tlscontact.com/vn/
Đối với các nước Hà Lan, Ý, Đan Mạch, Áo, Bỉ, Croatia, Phần Lan, Iceland, Lithuania, Na Uy, các bạn nộ hồ sơ tại trung tâm VFS: https://www.vfsglobal.com
Lưu ý: Những trung tâm tiếp nhận hồ sơ như TLScontact là nơi “được Lãnh sự ủy quyền để nhận hồ sơ của người xin visa, chỉ có chức năng tiếp nhận xem xét đủ hay thiếu hồ sơ, không có chức năng đánh giá hồ sơ, không ảnh hưởng đến quá trình xét hồ sơ và kết quả.”
Bạn có thể xin trực tiếp tại Đại Sứ Quán, nhưng bạn lưu ý thông thường các nước đã chuyển giao cho các trung tâm tiếp nhận hồ sơ rồi thì sẽ không tiếp nhận trực tiếp tại Đại Sứ Quán nữa.
Những điều cần lưu ý khi nộp hồ sơ xin Visa Schengen.
- Đến đúng giờ trong lịch hẹn, quá 15 phút, bạn sẽ không được nộp hồ sơ xin Visa Schengen. Trong trường hợp có lịch bận, bạn nên gọi đến số của tổng đài và đặt lại lịch hẹn. Nếu đặt lại, bạn cần chấp nhận là mình sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa.
- Nên chuẩn bị đủ giấy tờ trong bộ hồ sơ, tránh các tình trạng như thiếu giấy tờ (thường là các giấy tờ liên quan đến chứng minh tài chính), giấy tờ không đúng quy chuẩn (thường là ảnh), … . Trong các trường hợp này, bạn sẽ phải bổ sung giấy tờ sau và chấp nhận mất nhiều thời gian khi nộp hơn, và tất nhiên, mất nhiều chi phí hơn.
- Hồ sơ phải minh bạch, bất cứ giấy tờ nào liên quan, nếu bị phát hiện làm giả/ khai không đúng thức tế, hồ sơ của bạn sẽ bị loại ngay lập tức.
- Yếu tố tài chính là một yếu tố quan trọng trong bộ hồ sơ, nếu bạn chứng minh được năng lực tài chính của mình càng lớn thì càng tốt.
Chi tiết hơn, bạn hãy tham khảo bài viết: Kinh nghiệm hoàn thiện hồ sơ xin Visa Schengen 2019
Happyroad.vn chúc các bạn xin visa đi châu Âu thành công và có một chuyến roadtrip thật vui vẻ và ý nghĩa bên canh người thân và gia đình. Đừng quên theo dõi và ủng hộ bọn mình trên website và fanpage để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về road trip và du lịch nhé!
Bài viết thuộc bản quyền của Happyroad.vn, bên khác vui lòng không copy khi chưa có sự đồng ý.
Be the first to comment