Kinh nghiệm siêu chi tiết Trekking Annapura Base Camp Nepal (ABC) – List đồ cần chuẩn bị

Bài viết liên quan:

  1. Lịch trình và hướng dẫn siêu chi tiết cung Trekking Annapura Base Camp (ABC) 6 ngày 5 đêm tháng 12 năm 2018
  2. Kinh nghiệm hạn chế sốc độ cao khi trekking Annpura Base Camp

Cần chuẩn bị đồ gì cho chuyến đi Trekking ABC?

Chuẩn bị đồ là một trong những khâu rất quan trọng quyết định của chuyến đi. Vậy bạn cần mang những gì và chuẩn bị như thế nào để hoàn thành tốt chuyến trekking trên núi ở Nepal trong 6 ngày. Ở khuôn khổ bài viết này mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về việc chuẩn bị đồ, mua sắm đồ để có một chuyến đi Trekking thành công. Những gì nên mua ở Việt Nam, những gì nên mua ở Kathmandu, mua ở đâu, giá cả như nào các bạn cũng sẽ tìm được câu trả lời qua bài viết này nhé.

Lưu ý:

  • List đồ trên theo kinh nghiệm của mình là có thuê porter cầm hộ 10kg nhé. List đồ cần thiết bao gồm (Chia theo từng nhóm cụ thể)
  • Thời điểm mình đi là đầu tháng 12 nên cũng khá lạnh. Cụ thể nhiệt độ ở Kathmandu ban ngày thì từ 16 đến 25 độ. 25 độ khi nắng to, còn nếu tắt nắng thì loanh quanh 17 độ. Khi đêm xuống Kathmandu xuống 9-12 độ. Ở Pokhara do thấp hơn nên cũng ấm hơn đôi chút, bạn chỉ cần áo phông và áo khoác mỏng là ok. Nhiệt độ ban đêm tầm 13 độ, ban ngày cao nhất tầm 24-25 độ khá dễ chịu. Còn thời tiết trên núi tại các điểm nghỉ ngày 1 Ghandruk (2000m) nhiệt độ ban đêm tầm 9 độ C, ban ngày mát mẻ khoảng 15-20 độ. Điểm nghỉ ngày 2 Chhomorong (2140m) nhiệt độ tương tự như ở Ghandruk, không quá lạnh. Điểm nghỉ chân ngày 3 là ở Himalaya 2920m (ban đêm nhiệt độ khá lạnh, chắc chỉ tầm 3-4 độ C. Bắt đầu ngủ không sâu ở độ cao này, dễ bị thức giấc do lạnh và không khí có phần loãng hơn. Các bạn cũng ko nên tắm ở độ cao này. Còn điểm nghỉ ABC (4100m) thì ban đêm siêu lạnh khoảng -3 độ C, nước đóng băng hết. Đêm dù có mặc ấm cỡ nào vẫn cảm thấy chưa đủ, mình không ngủ được ABC do lạnh trong không khí và đầu óc cứ tỉnh, chỉ nhắm mắt và đợi đến sáng được thôi. 
List đồ gồm quân áo và một số trang thiết bị mình chuẩn bị cho chuyến đi. Hành lý mình gửi Porter rất nhẹ. Chắc chỉ tầm 8kg thôi. Nếu không có porter thì có thể cắt bớt áo và quần đi cũng được. Bẩn không chết ai nhưng nặng quá là dễ die lắm :))

Ba lô:

  • 1 Ba lô loại 40-50 lít để những đồ cần thiết như quần áo, dép, những đồ không dùng thường xuyên để đưa Porter cầm. Họ sẽ nhét cái balo lớn này vào một cái túi chống nước, buộc lại và gùi lên lưng nên yên tâm khỏi lo mưa nắng.
  • 1 Ba lô loại nhỏ tầm 10-20 lít là đủ đựng quần áo mỏng, máy ảnh nhỏ, socola, đồ ăn cung cấp đủ khoảng 1500 Kcal và 1 bình 1 lít là đủ. => Bản thân mình mang cái balo nhỏ xíu có 12 lít bên mình nhưng vẫn thoải mái, mình ước tính mình chỉ đeo khoảng 3kg là hết, rấ nhẹ và tiết kiệm được nhiều sức lực.

  Quần áo:

  • 2 quần trekking nhanh khô => Mua trước 1 bộ ở Việt Nam. ở Hà Nội ra Wetrek.vn mua là ok nhất và giá tầm 200-300k rất nhiều lựa chọn. Còn nếu có thời gian tầm 5 tiếng bạn để giành 1 cái sang Kathmandu bạn cũng có thể lựa chọn rất nhiều trong các cửa hàng ở đây, lắm hàng sale giá rất rẻ. Tầm 1500-2000 Npr (300-400k) là bạn đã có một chiếc quần treking ngon lành rồi.
  • 1 Quần jeans hoặc quần thường mặc, thêm một quần nỉ giữ ấm dài mặc khi đi ngủ. Quần jeas dùng để mặc sau khi xuống núi vì lúc này 2 quần trek đều bẩn rồi nên phải đi giặt hoặc cất đi. Còn quần nỉ giữ ấm bên trong rất cần thiết để giữ ấm đặc biệt trên độ cao 4100m ở ABC siêu lạnh, thì mặc nhiều lớp quấn là điều tối cần thiết.
  • 2 áo trekking Gortex chống nước => Mua trước ở VN 1 bộ, cũng  Wetrek.vn. Nên lựa chọn màu sặc sỡ chụp ảnh cho đẹp. Như xanh và đỏ 😀 => Tương tự như quần, áo bên này sale cũng rất nhiều với cả khu phố Thamel bán luôn, giá tương tự quần khoảng 1500-2000 Npr (300-400k VNĐ cho 1 áo, với đủ các thể loại màu sắc)
  • Quần lót: mang đủ 6-7 cái thay hàng ngày cũng được rồi về đến Pokhara giặt một thể. Không cần dùng quần lót giấy làm gì => Mang ở VN đi
  • Quần đùi: chỉ cần mang 2 cái là đủ => Mang ở VN
    Áo phông: Nên mang tầm 4-5 cái cho thoải mái
  • Khăn scraft chùm cổ cho ấm mua ở Kathmandu (một cái giầy che cổ, một cái mỏng để kéo lên che mũi và thở cho đỡ lạnh) => Qua kathmandu mua, giá loại mỏng là 200 Npr, loại giầy là 300 Npr (Khoảng 40k đến 60k VNĐ)
  • Găng tay, mũ len, tất len mua ở Kathmandu (Tầm 250-300 Npr/ cái) => mình có mua loại mũ, găng tay và tất len kiểu 7 sắc cầu vồng vừa siêu ấm, lại chup ảnh rất đẹp và kute :)). 
  • Mũ vải để che nắng (khoảng 400-500 Npr (Mua ở Kathmandu)
  • Áo khoác lông vũ loại siêu nhẹ Uniqlo (Mang từ VN đi) => cái này mình có dùng từ 4 năm nay rồi nếu chưa có bạn cũng nên ra Uniqlo store iJapan – 108 Yên Lãng Hà Nội mà làm 1 cái cho gọn nhẹ mà lại ấm.
  • Áo giữ nhiệt siêu ấm, cổ lọ Heattech nhật Bản => Mua ở Uniqlo store iJapan – 108 Yên lãng tầm 400k, hơi chát nhưng đáng đồng tiền bát gạo, siêu ấm và siêu nhỏ gọn.
Mũ cầu vồng, găng tay cầu vồng,  và tất len mua ở Kathmandu với giá khoảng 300 Npr mỗi món (60k/VNĐ). Rất ấm và hiệu quả, vừa chụp ảnh đẹp, độc đáo mà lại ấm. Đến Kathmandu mà mua các bạn nhé.

Giầy dép bảo vệ đôi chân

  • Một đôi dép để có thể đi lại trên núi lúc tối đi ngủ => Mua ở VN
  • Một đôi giầy trekking kiểu cao cổ tầm trung (Middle), nên mua size to hơn size thường đi một chân cho thoải mái và có thể đi thêm nhiều tất nếu cần thiết là vừa vặn => Có thể mượn hoặc nếu mua thì có thể ra wetrek hoặc 9stores để sắm. Giá tầm 800k đến 1.4 triệu cho một đôi giầy trekking là phù hợp.

Đồ dùng khác

  • Sạc pin dự phòng tầm 20.000 Mah là đủ. (Nếu bạn có máy ảnh và nhiều thiết bị hơn thì có thể sẽ cần đến 2 cục sạc 20.000 Mph). Mình mang tận 4 5 cục sạc đi nhưng không dùng hết :D. Vì nếu cần thiết có thể bỏ ra 20.000 VNĐ để sạc trên núi đến khi đầy thì thôi cũng ok. Không quá bức thiết cho cung 7 ngày. 
  • Một ổ cắm chia ổ điện để cắm chia cổng cho mọi người nếu cần thiết khi sạc pin
  • Gậy leo núi (Chỉ cần một gậy là đủ) => Nên mua ở Kathmandu tầm 400Npr khoảng 80k VNĐ là có một cái rồi, rất nhiều lựa chọn ở đây. Gậy giúp bạn giảm lực xuống chân khi lên và xuống dốc dùng khá tốt. Mình trek ở Việt Nam không dùng gậy bao giờ tuy nhiên đi dài ngày, để tiết kiệm sức mình cũng mượn đôi gậy và dùng khá hiệu quả.
  • Tiền, hộ chiếu mang theo bên mình cho vào túi bụng là an toàn nhất. Túi bụng ruột mèo mua ở wetrek.vn cũng nhiều các bạn nhé. Tầm 150k. 
  • Một bình nước có chia vạch thể tích để pha điện giải cho dễ => Mua ở Kathmandu tầm 500 Npr (100k VNĐ là có được bình rồi)
  • Tiền Nepal nên đổi dư ra một chút để ăn tiêu trên núi. Tính trung bình một ngày hết 2000 Npr. Các bạn mang tầm 20.000 Npr là ok thỏai mái. Nên đổi khoảng 100 USD ở sân bay còn lại đổi ở Thamel – Kathmandu. Thực ra mình đổi 500-600 USD thì không đáng mấy. Tính ra chênh nhau không quá 100k VNĐ đầu nên cứ thoải mái. Lúc mình đi tỷ giá 1 USD = 111 Npr. 
  • Một cái dao đa năng để có thể cắt, dán một số thứ => cầm sẵn ở Việt Nam đi. Trong nhóm ít nhất nên có 1 cái.
  • Điện thoại di động có cài sẵn một số phần mềm Runkeeper để đo khoảng cách đã di chuyển (Phần mềm ko cần sóng điện thoại, tự định vị GPS để đo lường Rất hữu ích khi leo núi vì biết khoảng cách và thời gian để tiếp tục đi)-
Hình ảnh thông tin về quãng đường đi, thời gian đi từ Ghandruk đến Chhomorong ngày 30/11 được phần mềm ghi lại. Bạn vừa đi vừa đo sẽ biết được mình còn bao nhiêu km nữa thì tới, như thế đi sẽ đỡ nản và đỡ mệt hơn rất nhiều. Lượng được sức mình và bước đi

Đồ vệ sinh cá nhân

  • Kem chống nắng chỉ số SPF 50++ => Mua ở Kathmandu , cả đoàn nên chung nhau 1 lọ là đẹp vì thực ra bôi chỉ ở vùng mặt và cổ nên rất ít. Mỗi người một lọ thì thừa phí :D.
  • Nước rửa tay khô => Mua ở Việt Nam. Để dùng khi lên cao rửa chân, tay trong những ngày lên cao không muốn đụng vào nước lạnh.
  • Khăn giấy ướt, khăn giấy khô túi nhỏ => Mua ở Kathamndu hoặc tạp hoá Nepal
  • Một cuộn giấy vệ sinh (Vì trên núi họ không cung cấp cái này free mà bán, nên cứ lấy ở khách sạn dưới núi hoặc mua ở hàng tạp hoá trước là tốt nhất. Để sẵn trong balo mang bên mình để phòng Tào tháo đuổi thì chui vô rừng cây hành sự luôn 😀
  • Khăn tắm nên mang 1 cái đi vì một số nhà nghỉ trên núi họ không cung cấp khăn tắm. 

Đồ ăn thức uống

  • Socola, bánh kẹo nạp đủ tầm ít nhất 4000 Kcal cho những ngày leo lên. => Mua ở Việt Nam trước cho quen miệng. Có thể mua 1 2 túi trail food ở Kathmandu vì cũng rất nhiều loại và chuyên dụng để dùng thử cũng ok. Đồ ăn tương đối quan trọng vì nó giúp bạn đủ Calo và năng lượng để đi. Sẽ giúp được phòng chống sốc độ cao tương đối tốt. 
  • Tương ớt chinsu, xì dầu chai nhỏ, vài gói café, ruốc, mấy gói mì tôm ăn đổi vì là những thức bạn nên mang theo đôi chút => Sẽ rất tuyệt vời khi có những thứ này mang theo để có chút khảu vị Việt Nam.
  • Bàn chải đánh răng, kem đánh răng, bình giữ nhiệt loại nhỏ, dầu gội đầu => bình giữ nhiệt để lấy nước nóng và đánh răng cho khỏi buốt. Nhiệt độ 0 độ dùng nước lạnh đánh rất buố răng. => Mua sẵn ở VN hoặc mượn anh em bạn bè cũng ok. Cái này đưa vào túi cho Porter cầm, tối lấy ra dùng thôi nên không lo nặng quá.

Thuốc và đồ hỗ trợ giảm đau

  • Thuốc cảm xuyên hương, thuốc bôi hắc lào, chống ngứa, thuốc chống sốc độ cao, thuốc giảm đau, salopas dạng gián và dạng xịt, nịt gối, điện giải để bù nước =>Mua sẵn ở Việt nam trừ thuốc chống sốc độ cao Diamox 250mg thì mua ở Kathamndu hoặc Pokhara đều có. 20 Viên tầm 500 Npr (Khoảng 100k) dùng thoải mái cho 4 người trong chuyến trek. Thuốc này uống vào tối ngày thứ 2 ở trên núi. Nên bắt đầu uống từ Chhomorong là đẹp. Cứ sau 12 tiếng làm một viên. Uống cho đến khi hết 5 viên mỗi người là ok.

Các loại giấy tờ:

  • Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng
  • Mang ít nhất 5 ảnh 3×4 phông trắng. (Trong đó 3 ảnh dùng để làm permit & TIMS (Giấy phép trekking), 1 ảnh dùng để nộp apply visa on arrival, 1 ảnh dùng dự phòng khi cần thiết
  • Bảo hiểm du lịch gói Toàn Cầu – Phổ thông của AIG Việt Nam – Giá 611.000 VNĐ cho 13 ngày. Bạn có thể liên hệ đại lý www.baohiem24h.net. Khi mua chỉ cần cung cấp thông tin ngày đi, ngày về, ảnh chụp hộ chiếu và gói bảo hiểm cần mua qua email. Sau đó họ sẽ xác nhận phí cần nộp. Bạn chuyển khoản thanh toán là sẽ nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm (Policy number) qua email rất tiện lợi và nhanh chóng. AIG gói phổ thông này đã được kiểm chứng và nhiều khách Việt dùng, là có hỗ trợ 100% chi phí trực thăng và chi phí nằm viện điều trị sốc độ cao nếu chẳng may gặp sự cố trên đường đi nhé. 
Chi tiết biểu phí bảo hiểm theo số ngày. Các bạn mua gói Toàn cầu – Phổ thông nhé.

Trên đây là những list đồ cần thiết mà mình đã mang đi trong chuyến trekking Annapura Base Campt thời điểm tháng 12 năm 2018 của mình. Các bạn có thể tham khảo để có thể chuẩn bị đồ một cách tốt nhất nhé. Nếu được các bạn nên mượn Balo, Giầy trekking, gậy trekking, sạc dự phòng để có thể tiết kiệm được món kha khá nhé. Vì mình ít đi trekking nên hầu hết là đồ đi mượn. Những món mình mua chỉ là mấy bộ quần áo. Chi phí mua sắm của mình tốn tầm 1,5 củ cho tất cả đồ ăn uống, và quần áo do mượn được khá nhiều. Nếu mua sắm hết từ A->Z các bạn nên giành ra ngân sách khoảng 4-5 triệu cho việc chuẩn bị đồ nhé. 

Ngoài ra cũng không cần thiết phải mang kính tránh tuyết, hay túi ngủ đi đâu, áo mưa thì có thể phải dùng, bạn cứ làm cái áo mưa giấy 5k VNĐ ở VN đi là được. Chứ tháng 12 cũng rất ít mưa, đồ dùng thì đã có túi chống nước rồi, còn bản thân thì chỉ cần áo mưa giấy là OK vì áo khoác, giầy trekking cũng đều loại chống nước cả. 

Rất cảm ơn các bạn đã đọc bài viết chia sẻ của mình về list đồ cần chuẩn bị cho chuyến đi. Trong từng dụng cụ đồ dùng mình đã note rõ địa điểm mua, nên mua ở đâu, giá cả như thế nào hy vọng có thể giúp ích được các bạn. 

Bài viết được thực hiện bởi Namriver – Co Fouder của Happyroad.vn dựa trên trải nghiệm thực tế trekking Annapura Base Camp (ABC) tháng 12 năm 2018. Các bạn có thể share và chia sẻ nhưng ghi rõ nguồn giúp mình nhé. Thanks and see you. 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*